bao-tri-he-thong-phong-chay-chua-chay-tai-ha-noi

Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy tại hà nội

Mai Văn Cường 17/08/2021

Công ty chúng tôi có đội ngũ chuyên nghiệp và trình độ kỹ thuật sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy đem đến cho Quý khách hàng yên tâm về chất lượng, tiến độ và giá cả cạnh tranh. Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy, kế hoạch bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy, báo giá bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy và các quy định khi bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội.
- Căn cứ luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghi định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 về việc Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
- Căn cứ theo Quy định về bảo trì bảo dưỡng hệ thống pccc kèm theo quy trình kiểm tra thiết bị pccc theo thông tư 52/2014 và TCVN 5738/2001

Xem chi tiết Nghi định, thông tư tại đây

👉 Nghị định 136/2020/NĐ-CP
👉 Thông tư 52/2014/tt-BCA 

Thực hiện Nghị định, thông tư về quy định trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. Công ty PCCC TCP VIETNAM đã đào tạo nhân viên có chuyên môn, bằng cấp chuyên ngành về phòng cháy chữa cháy, kinh nghiệm về thi công, bảo trì, bảo dưỡng hệ thồng phòng cháy và chữa cháy (PCCC). Trước khi bắt đầu công việc thi công, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống phòng cháy và chữa cháy, Công ty chúng tôi sẽ gửi danh sách nhân viên, kỹ thuật tới Quý công ty, Ban quản lý tòa nhà, nhà máy, khu công nghiệp, xưởng, … xác nhận
Quy trình bảo trì hệ thống phòng cháy và chữa cháy (PCCC): 

-    Trước khi bảo trì bảo dưỡng hệ thống phòng cháy và chữa cháy, chúng tôi sẽ thông báo trước lịch bảo trì, danh sách nhân viên bảo trì và các hạng mục kiểm tra, bảo trì cho Quý khách hàng trước khi tiến hành thực hiện công việc và phải có sự chấp thuận của Quý khách hàng.
-    Thời gian kiểm tra, bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC): Từ 8h00 sáng đến 5h30 chiều hoặc theo sự xắp xếp của Quý công ty.
-    Chủ đầu tư phải cung cấp bản vẽ hệ thống phòng cháy và chữa cháy, kiến trúc, danh sách thiết bị nếu có, sự cố thường gặp, lịch làm việc của nhà máy, tòa nhà.

-    Khảo sát thực trạng toàn bộ hệ thống phòng cháy và chữa cháy, đưa ra bản báo cáo về tình trạng và phương hướng xử lý của hệ thống báo cháy và chữa cháy;
-    Lập phương án bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh thiết bị;
-    Lập phương án những thiết bị cần thay thế để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định

1.    Quy trình bảo trì hệ thiết bị chữa cháy
-    Kiểm tra Bình chữa cháy; 
-    Kiểm tra đồng hồ áp suất bình/ quả cầu;
-    Kiểm tra và niêm phong chì;
-    Kiểm tra thời hạn kiểm định;
-    Kiểm tra các hướng dẫn vị trí bình, cách sử dụng bình;
-    Đảm bảo đạt TCVN về bảo dưỡng bình chữa cháy
-    Những bình không đạt tiêu chuẩn sẽ mang về nhà máy nạp sạc lại.

1.1.    Kiểm tra bình chữa cháy bột ABC, BC và bình chữa cháy khí CO2:

1.2.  Kiểm tra hệ thống báo cháy và chữa cháy FM200: 
Bảo dưỡng, Kiểm tra, vệ sinh tất cả các thiết bị của hệ thống FM 200 (Bình chính, tủ điều khiển, van, đầu báo khói, đầu báo nhiệt, còi báo cháy, nút nhấn….)
2.    Quy trình kiểm tra và bảo trì hệ thống báo cháy:

2.1 . Kiểm tra tủ trung tâm: 

-  Mở tủ điều khiển (tủ trung tâm)
- Cắt nguồn xoay chiều cấp nguồn cho tủ điều khiển hoặc off CB cấp nguồn cho tủ điều khiển.
- Kiểm tra nghe tiếng Bíp trong tủ điều khiển.
- Đo kiểm tra thử công suất ắcquy phải cung cấp ít nhất 15 phút.
- Kết nối nguồn AC lại cho tủ điều khiển (tủ trung tâm báo cháy). 
– Kiểm tra ghi lại thông số áp suất hiển thị trên đồng hồ, Áp suất trên đồng hồ phải là xấp xỉ 24
- Để bảo vệ cho hệ thống không bị xả khí ra ngoài khi kiểm tra thì bắt buộc van kích hoạt của bình FM200 phải được tháo ra ngoài trước khi tiến hành kiểm tra thử thiết bị (Đối với hệ thống chữa cháy FM200)
- Mở van ra khỏi đầu nối van điện từ kích hoạt, ra khỏi bình (Đối với hệ thống chữa cháy FM200)
- Chú ý rằng bắt buộc van phải tháo rời khỏi vị trí đấu nối trước khi tiến hành (Đối với hệ thống chữa cháy FM200)
- Kiểm tra hai đèn màu đỏ trên cảm biến và đèn nhấp nháy trong tủ điều khiển có hoặc không có.
- Sử dụng thiết bị để tạo khói vào trong đầu cảm biến thứ nhất.
- Kiểm tra bằng cách kích hoạt đầu báo nhiệt thứ hai và kiểm tra đèn báo và chuông trong tủ điều khiển còn hay bị tắt.
- Kiểm tra bao lâu thì đèn sáng nhấp nháy bên ngoài kèm với chuông được kích hoạt từ khi đầu báo khói và nhiệt được kích hoạt.

2.2. Kiểm tra và bảo trì, bảo dưỡng  đầu báo khói, tủ, cuộn vòi chữa cháy:

- Kiểm tra bằng mắt tất cả các cuộn vòi.
-  Kiểm tra vật tư cuộn vòi.
- Kiểm tra cuộn vòi, đầu phun chữa cháy.
- Căng, trải vòi phun, thử độ kín vòi
- Tháo xã vòi phun, phơi và đặt vào tủ.
-  Kiểm tra thao tác đấu nối cuộn vòi vào van
- Đóng, mở tủ vài lần để kiểm tra, tra dầu khi cần thiết,
- Kiểm tra độ kín của Van, thay ron nếu cần,
- Xả thử nước,
- Sửa chữa các hư hỏng tìm thấy,IMG_7295
- Hệ thống trụ nước ngoài trời
- Kiểm tra, bảo trì tất cả các trụ nước.
- Xả thử nước không áp.
-  Loại bỏ nước trong ống.
- Bơm lại nước mới.
- Trụ chữa cháy ngoài nhà được kiểm tra, bảo dưỡng sơn chống rỉ, sơn đỏ và dùng thử
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống van và đường ống chữa cháy (kiểm tra tình trạng hoạt động và rò rỉ)
- Kiểm tra, bảo trì hệ thống đường ống nước, chịu trách nhiệm sơn lại các đường ống bị rỉ sét, đường ống ty treo bị rơi phải thi công lại (toàn bộ nhân công, vật tư là miễn phí)
- Kiểm tra, bảo trì tất cả các van nước
- Kiểm tra tình trạng của tất cả các đầu sprinkler
- Hệ thống báo cháy Tủ trung tâm :
- Kiểm tra tín hiệu thông số kỹ thuật bo mạch
- Kiếm tra bộ phận nguồn.
- Lập trình lại trung tâm, bảng điều khiển, tín hiệu đèn, bàn phím, màn hình, chương trình vv… (nếu cần)
- Lau chùi tiếp điểm và thổi bụi.
- Test toàn bộ tủ điều khiển sau khi đã kiểm tra và bảo dưỡng.
- Hệ thống cáp tín hiệu.
- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống cáp tín hiệu.
- Xác định lại độ bền và các mối nối cáp.
-  Bổ sung các mối nối vào bản vẽ sơ đồ thiết bị ( Do sự cố mất tín hiệu thường xảy ra tại các vị trí nối cáp tín hiệu)
-  Đầu dò khói.
- Tháo lắp, bảo trì, bảo dưỡng đầu báo cháy Tháo lắp, bảo trì, bảo dưỡng đầu báo cháy
- Kiểm tra bộ phận nguồn, dây tín hiệu
- Lau chùi các tiếp điểm, lau chùi bụi vv…
- Đo các thông số kỹ thuật, test khói.
- Vệ sinh toàn bộ đầu báo,Test lại khả năng hoạt động của hệ thống, đầu dò tín hiệu.
- Đèn chớp.
-  Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu.
- Kiểm tra bộ phận nguồn.
- Lau chùi bụi và các tiếp điểm.
- Còi báo cháy.
- Kiểm tra độ
- Kiểm tra bộ phận nguồn
- Kiểm tra dây tín hiệu
- Lau chùi các tiếp điểm và lau chùi bụi.
- Nút nhấn khẩn ( Công tắc đập vỡ kính).
-  Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu.
-  Kiểm tra bộ phận nguồn.
- Lau chùi bụi bẩn và các đầu nối tiếp xúc.
-  Các đèn chỉ hướng thoát hiểm
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của đèn
- Hệ thống cửa Shutter door và khóa từ của các cửa thoát hiểm
- Kiểm tra tín hiệu báo cháy đến các cửa
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của cửa
-  Bảo trì toàn bộ hệ thống cửa Shutter
2.3. Kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng hệ thống ống và máy bơm chữa cháy:

- Kiểm tra trạng thái hoạt động tủ điều khiển các máy bơm cứu hỏa:

- Kiểm tra đèn báo pha: để test xem nguồn 3 pha vào có bị mất pha không.
- Đèn báo quá tải : để test xem máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không.
- Kiểm tra đồng hồ volt, ampe: xem giá trị điện áp nguồn vào có đủ không.
- Kiểm tra chế độ hoạt động của tủ (luôn ở chế độ auto)
- Kiểm tra CB tổng+ CB điều khiển máy bơm: xem CB sự cố có khác thường không, CB luôn ở trạng thái ON.
- Role trung gian + DeLay Time: test xem các tiếp điểm có đóng ngắt không.
- Kiểm tra bộ sạc bình tự động: giá trị diện áp AC vào và nguồn DC ra bình.
- Kiểm tra các máy bơm cứu hỏa :Máy bơm điện + máy bơm bù áp :
- Kiểm tra trạng thái của máy bơm: có bị quá nhiệt không, tốc độ quay có bình thường không, có tiếng kêu lạ khxem máy có bị rò điện không.
- Máy bơm dầu Điezen: Có bị quá nhiệt không, tốc độ quay có bình thường không, có tiếng kêu lạ không, kiểm tra xem máy có bị rò điện không, có bị rò nước không…
- Kiểm tra tình trạng rò rỉ dầu nhớt của máy.
- Kiểm tra bình đề: volt bình, mức nước bình, các cọc tiếp xúc, tình trạng rò rỉ của bình.
- Kiểm tra các đường ống cứu hỏa dẫn lên các tầng:
- Kiểm tra các van khóa đường ống dẫn nước chính cấp cho các tầng.
- Kiểm tra các van khóa đường ống dẫn nước chính cấp cho các tầng có bị rò rỉ không.
- Kiểm tra đồng hồ đo áp lực nước, Kiểm tra hệ thống các vòi phun nước cứu hỏa ở các tầng.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hổ trợ tốt nhất:
Hotline: 094 698 8688 - Zalo  094 698 8688
Website: https://tcpvietnam.vn/ 

Bình luận (1)
binh-luan

Nguyễn Anh Phương

17/08/2021
Công ty PCCC TCP Việt Nam có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp về bảo trì hệ thống PCCC
VIẾT BÌNH LUẬN